Những điều mẹ cần biết khi thay tã bỉm cho trẻ sơ sinh

thay tã cho bé

Cách chọn bỉm cho bé

Trên thị trường có bán rất nhiều loại bỉm và nhiệm vụ quan trọng của mẹ là chọn ra một loại phù hợp nhất với con. Mới nghe qua là đã thấy nhiệm vụ này khó khăn đến thế nào rồi đúng không mẹ?

Tuy nhiên, mẹ khoan vội lo lắng tham khảo cách chọn bỉm cho bé sơ sinh mà hãy bắt đầu với việc quyết định xem nên cho con dùng tã vải hay tã dùng một lần (bỉm) hoặc kết hợp cả hai.

Có rất nhiều loại tã, bỉm cho trẻ sơ sinh trên thị trường

Bỉm cho bé

Hầu hết ba mẹ ưu tiên dùng bỉm vì những lý do dưới đây:

  • Dễ sử dụng và không tốn nhiều thời gian. Ngay cả bố cũng có thể thay tã cho con và việc thay tã cũng chỉ mất vài phút.
  • Thuận tiện vì không phải giặt và phơi như tã vải.
  • Không tốn quá nhiều tiền nếu chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, bỉm lại có những điểm hạn chế dưới đây:

  • Giá thành đắt hơn nhiều so với tã vải nếu sử dụng lâu dài.
  • Thêm vào đó, mỗi ngày bé phải dùng ít nhất 4 đến 5 cái bỉm, từ đó tăng lượng rác thải ra môi trường xung quanh.

Khi sử dụng tã bỉm một lần mẹ cũng phải lưu ý cách chọn size bỉm cho bé để con luôn thoải mái khi đóng bỉm.

Tã vải cho bé

Mặc dù tã vải ít được lựa chọn hơn một chút, nhưng ba mẹ nào đã lựa chọn sản phẩm này lại thực sự tin dùng nhờ vào những ưu điểm vượt trội dưới đây:

  • Giá thành của tã vải rẻ hơn và tiết kiệm chi phí cho những gia đình đông con.
  • Giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường vì tã vải có thể dùng lại nhiều lần sau khi được giặt sạch sẽ.
  • Đa dạng về màu sắc và kiểu dáng.

Tã vải đa dạng về hình dáng về màu sắc

Bên cạnh những ưu điểm, tã vải cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Khi lựa chọn tã vải, mẹ sẽ mất thêm thời gian để giặt giũ và phơi khô chứ không nhanh gọn như khi dùng bỉm.
  • Tã vải không đảm bảo giấc ngủ dài cho những bé theo Easy ngủ đêm 11-12 tiếng.

Mỗi bé sẽ phù hợp với một loại tã khác nhau, có thể tã vải thích hợp với bé này nhưng lại không phù hợp với bé kia. Ngoài ra, một vài loại tã có thể rất hiệu quả trong vài tháng đầu nhưng lại không còn phù hợp khi bé lớn hơn hoặc khi kết cấu phân của bé thay đổi. Do đó, mẹ cần cân nhắc kỹ khi để mua loại tã phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con.

Cách thay tã cho bé sơ sinh

Sau đây là hướng dẫn cách thay tã cho bé sơ sinh. Mỗi lần thay tã cho bé, mẹ cần chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng cần thiết dưới đây:

  • Một chiếc tã sạch
  • Miếng lót thay tã cho bé
  • Bàn thay tã em bé, thảm thay tã cho bé, một chiếc khăn tắm sạch trải trên sàn hoặc trên giường.
  • Khăn giấy không mùi dành cho trẻ em hoặc tấm vải sạch ngâm nước ấm
  • Khăn tắm sạch để lau khô mông cho bé (không bắt buộc)
  • Kem dưỡng ngừa hăm tã
  • Túi đựng tã bẩn, miếng lót tã và khăn giấy hoặc bông lau đã qua sử dụng
  • Nếu sử dụng tã vải, mẹ cần chuẩn bị thêm chiếc túi ướt để đựng tã bẩn.
Xem thêm:   Nguyên nhân khiến mẹ tắc sữa, mất sữa

Trước khi thay tã cho bé, mẹ cần chuẩn bị sẵn tất cả các đồ dùng cần thiết và đặt trong tầm với để không sao nhãng bé. Nếu cẩn thận hơn, mẹ có thể chuẩn bị thêm quần áo cho con để thay phòng khi tã bị bẩn vã vương ra cả quần áo. Để bé “hợp tác” hơn, mẹ có thể cho bé cầm chơi một món đồ nhỏ nào đó. Bé sẽ ít cựa quậy và mẹ sẽ thay tã cho bé nhanh hơn.

Chuẩn bị đầy đủ để thay tã đúng cách cho trẻ sơ sinh

Các bước thay tã cho bé

Cách thay tã dán cho trẻ sơ sinh về cơ bản là giống cách thay tã vải cho trẻ sơ sinh, kể cả tã sử dụng một lần cũng như vậy. Mẹ lưu ý tìm hiểu cách vệ sinh khi thay tã cho bé. Thay tã đúng cách cho trẻ sơ sinh gồm các bước sau:

  • Cởi tã bẩn ra và lau sạch phân bằng mặt sạch của tã. Cuộn tã sao cho mặt sạch hướng ra ngoài và kê dưới mông con.
  • Lau sạch phần dưới của con từ trước ra sau (tránh để chất bẩn xâm nhập vào bộ phận sinh dục), nhẹ nhàng nắm hai cổ chân và nâng hai chân lên để lau sạch phân ở hậu môn. Nếu phía trên lưng của con cũng bị bẩn thì mẹ cho con nằm nghiêng để dễ vệ sinh hơn.
  • Dùng khăn tắm sạch lau nhẹ phần hậu môn hoặc đợi cho đến khi da khô ráo.
  • Bôi một lớp mỏng kem dưỡng ngừa hăm tã lên vùng hậu môn của bé.
  • Bỏ tã bẩn vào túi đựng khăn giấy và bông lau đã qua sử dụng. Nếu là tã vải, mẹ hãy cho tã vào túi ướt và cho miếng lót/ bông lau vào thùng rác.
  • Mặc tã mới cho con, chỉnh lại sao cho ngay ngắn và vừa vặn với cơ thể.

Mẹ vệ sinh sạch sẽ cho bé trước khi thay tã

Phụ thuộc vào từng loại tã mà trong quá trình thay mẹ phải thực hiện thêm một số bước. Ví dụ, nếu là tã vải thì mẹ phải đặt thêm miếng lót thay tã cho bé hoặc lớp chống thấm nước ở dưới tã để không làm bẩn giường.

Khi kỹ năng thay tã của mẹ đã thuần thục hơn, mẹ sẽ làm nhanh hơn và biết cách “tùy cơ ứng biến” hơn thay vì làm theo các bước một cách cứng nhắc. Sau khi thay tã xong, mẹ có thể để vùng da của con được thông thoáng, tránh để vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng hăm tã.

Cách thay tã cho bé trai và bé gái giống nhau. Khi vệ sinh bộ phận sinh dục, mẹ cần hết sức nhẹ nhàng và cẩn thận. Cách vệ sinh khi thay tã cho bé là lau từ trước ra sau để vi khuẩn từ hậu môn không dính lên vùng kín của con.

Xem thêm:   Chi phí sinh và kinh nghiệm đi đẻ tại Bệnh viện Quốc tế Sản Nhi Hải Phòng

Bao lâu thay tã một lần cho bé?

Trong những ngày đầu, bé yêu cần được thay tã khoảng 12 lần một ngày. Sau giai đoạn này, bé đi ngoài vài lần mỗi ngày và làm ướt khoảng 6 chiếc tã. Bé còn nhỏ nên chưa cảm nhận được sự khó chịu khi tã ướt, do đó cũng không khóc hay cựa quậy người để mẹ có thể nhận biết. Khi lớn hơn một chút, bé chỉ đi ngoài 1-2 lần một ngày.

Mẹ không nên để con ngồi trên tã ướt hoặc tã bẩn quá lâu vì vi khuẩn từ chất thải tiếp xúc lâu với da sẽ gây ngứa và nặng hơn là dẫn đến hăm tã.

Làm sao để tránh bé bị hăm tã?

Mẹ nên hình thành thói quen thay tã trước hoặc sau mỗi lần bú và sau mỗi lần bé đi vệ sinh. Nếu phát hiện vùng da tiếp xúc với tã (bao gồm bộ phận sinh dục, hai bên bẹn, mông và đùi trên) của con bị ửng đỏ và ngứa ngáy thì chứng tỏ da con nhạy cảm. Trong trường hợp này, mẹ hãy thay tã cho bé ngay khi phát hiện tã bị ướt.

Tã dùng một lần có tính năng thấm hút tốt; do đó, không phải lúc nào mẹ cũng có thể nhận biết rằng tã con đang ướt. Một số loại bỉm được thiết kế với vạch báo ướt thay đổi màu sắc để mẹ chủ động hơn.

Bỉm được thiết kế với vạch báo ướt rất thuận tiện

Sản phẩm này đóng vai trò như “trợ thủ đắc lực” trong việc nhắc nhớ mẹ thay bỉm cho bé; tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mẹ phải sử dụng. Thay vào đó, mẹ có thể kiểm tra tã của con thường xuyên hơn.

Có nên thay tã khi con đang ngủ?

Ban đêm, nếu tã con ướt hay bẩn thì mẹ không cần thức con dậy. Tuy nhiên, nếu con thức để bú cữ đêm thì mẹ hãy tranh thủ thay luôn cho con để “một công đôi việc”, tránh làm con thức giấc thêm một lần nữa. Khi con vừa thức, mẹ hãy thay tã luôn, sau đó cho con bú và đặt con ngủ lại.

Tuy nhiên, nếu con đi ngoài khi đang bú hoặc ngay sau khi bú thì mẹ hãy thay tã sau và nhớ thao tác thật nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con mẹ nhé!

Làm sao để thay tã cho trẻ sơ sinh một cách dễ dàng, vui vẻ?

Khi thay tã cho bé, mẹ hãy cố gắng giao tiếp bằng mắt và trò chuyện với bé. Mẹ cứ nói chuyện, ca hát, thể hiện các biểu cảm ngộ nghĩnh trên khuôn mặt và bé cứ thế nằm yên ngắm nhìn rồi nhoẻn miệng cười. Đối với cả mẹ và bé, thay tã không còn là một thủ tục nhàm chán nữa mà trở thành trải nghiệm thú vị. Bé yêu sẽ cảm thấy gắn kết với mẹ nhiều hơn, từ đó xây dựng tiền đề tích cực cho các cột mốc phát triển sắp tới.