Nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục ba mẹ không được lơ là
1.Nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục trong ngày
Hẹp phì đại môn vị bẩm sinh
Phì đại môn vị là điểm gần cuối của dạ dày nối với tá tràng. Trẻ bị hẹp phì đại môn vị bẩm sinh thường có biểu hiện lặp lại nhiều lần chu kỳ bú – nôn – đói trong khoảng từ 3 – 5 tuần buổi. Mặc dù nôn dữ dội nhưng bé thường không sốt, lúc này, mẹ cần theo dõi và đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm ở trẻ thường xuất hiện một số triệu chứng nôn và tiêu chảy sau khoảng 2 – 12 giờ sau khi ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Trường hợp trẻ bị nôn liên tục kéo dài hơn 12 giờ hoặc nôn kèm sốt cao, đây có thể là biểu hiện của bệnh lý khác.
Nhiễm trùng đường ruột
Bé bị nhiễm trùng đường ruột thường có một số triệu chứng như nôn, sốt, tiêu chảy, bỏ bú hoặc ít bú mẹ trong vòng khoảng 1 tuần. Lúc này, mẹ không nên ép mà để bé bú theo nhu cầu, bên cạnh đó, bổ sung thêm nước dừa tươi để tránh tình trạng mất nước.
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột thường do virus, vi khuẩn gây nên với biểu hiện như nôn liên tục khoảng 5 – 30 phút/lần trong 1 – 12 giờ đầu tiên rồi tiếp tục kéo dài từ 12 – 72 giờ, sốt cao, đau bụng. Tình trạng tiêu chảy cũng sẽ xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai sau khi bé mắc chứng viêm dạ dày ruột. Trẻ bị nôn liên tục có thể liên quan đến bệnh viêm dạ dạy ruột, nên cha mẹ cần lưu ý.
Nhiễm trùng được tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ nhỏ được nhận biết qua triệu chứng nôn liên tục, đau rát mỗi khi đi tiểu. Ngoài ra, nước tiểu của bé bị nhiễm trùng đường tiết niệu cũng thường có mùi lạ, khó chịu, cha mẹ cần theo dõi thường xuyên, đưa bé đến cơ sở khám, chữa bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ bị nôn liên tục
Tắc ruột
Khác với những triệu chứng trên, tắc ruột ở trẻ là bệnh lý hiếm gặp, nhưng lại rất nguy hiểm và cần cấp cứu kịp thời sau khi có triệu chứng đau bụng dữ dội. Chính vì vậy, nếu bé bị nôn liên tục ra mật xanh vàng, đau bụng dữ dội, nhợt nhạt, ra nhiều mồ hôi mà không kèm theo tiêu chảy, mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế, chữa bệnh gần nhất.
Lồng ruột
Trẻ bị nôn liên tục có thể liên quan đến bệnh lồng ruột. Triệu chứng của căn bệnh này là nôn liên tục, không muốn ăn uống, đau bụng nhưng không đi đại tiện được và không kèm theo sốt. Ngoài ra, bé có xu hướng co chân về phía bụng, da nhợt nhạt, phân lỏng hoặc có máu trong phân.
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày ở trẻ là bệnh lý có thể xuất hiện trong giai đoạn bé bú mẹ. Tình trạng này sẽ khiến bé liên tục nôn khan, đặc biệt hay bị trớ khi bú sữa mẹ. Tuy trào ngược dạ dày không quá phổ biến, nhưng mẹ vẫn cần theo dõi bé thường xuyên để tránh gây sặc hoặc những trường hợp nguy hiểm hơn.
2Trẻ bị nôn liên tục trong ngày có nguy hiểm không?
Trẻ bị nôn liên tục trong ngày và mức độ nguy hiểm của chúng sẽ phụ thuộc vào những triệu chứng kèm theo. Nếu bé nôn nhưng vẫn vui chơi và ăn uống đầy đủ, tình trạng không có gì đáng ngại và mẹ có thể theo dõi, đồng thời bù nước điện giải cho bé ngay tại nhà.
Ngược lại, khi xuất hiện một số tình trạng như đau bụng, bỏ ăn, sốt cao,…, đưa bé đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nôn liên tục kết hợp với những triệu chứng trên có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm ở bé.
Trẻ bị nôn liên tục kèm theo nhiều triệu chứng nguy hiểm
>>> Có thể bạn quan tâm:https://embekhoc.com/7-hanh-dong-ma-cha-me-khong-nen-lam-truoc-mat-con-cai/
3 Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?
Theo dõi dấu hiệu mất nước
Mất nước có thể gây mệt mỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé, thường xảy ra khi trẻ bị nôn liên tục trong ngày, đặc biệt là khi đi kèm với triệu chứng sốt cao, tiêu chảy. Một số dấu hiệu mất nước ở trẻ nhỏ bao gồm môi khô, khóc không ra nước mắt, mắt trũng, không đi tiểu trong vòng 6 giờ,…
Chế độ ăn uống
Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là giải pháp tức thời giúp giảm tình trạng nôn liên tục ở trẻ. Mẹ nên chia nhỏ bữa, hạn chế ép bé ăn, đồng thời duy trì vận động nhẹ nhàng. Ngoài ra, mẹ nên bình ổn cảm xúc của bé, hạn chế khiến cho bé khóc hoặc cười quá mức.
Bù nước
Ngoài việc bổ sung nước uống, mẹ nên sử dụng dung dịch Oresol bù nước, pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Trường hợp bé tiếp tục nôn khi uống Oresol, theo dõi triệu chứng mất nước và cho bé uống lại sau mỗi 10 phút.
Kê cao đầu
Việc kê cao đầu hoặc cho bé sử dụng gối cao sẽ giúp giảm trào ngược và làm dịu cơn buồn nôn của bé. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên bế sao cho đầu cao hơn thân bé. Ngoài ra, hạn chế mặc quần áo quá bó hoặc quấn kén quá chặt làm gia tăng áp lực lên ổ bụng.
Sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc với những triệu chứng nôn thông thường ở trẻ nhỏ không quá cần thiết, bởi thường tình trạng này sẽ bị gây nên bởi virus đường ruột. Chính vì vậy, nếu trẻ bị nôn liên tục kéo dài hoặc đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng, mất nước,…, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và kê đơn.
Ấn huyệt
Ấn huyệt là tác động lực lên huyệt đạo của cơ thể nhằm tạo ra sự cân bằng, đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong dân gian và y học cổ truyền. Để hạn chế tình trạng buồn nôn ở trẻ nhỏ, mẹ hãy sử dụng ngón giữa và ngón trỏ ấn vào điểm giữa hai gân phía trên nếp gấp cổ tay.
Trẻ bị nôn liên tục phải làm sao?
Cho trẻ uống nước gừng
Nước gừng có tính nóng, làm dịu cơn đau ở dạ dày, ruột, đồng thời giảm cơn buồn nôn ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, phương pháp uống nước gừng để kiểm soát tình trạng nôn liên tục chỉ nên được áp dụng cho bé trên 2 tuổi.
Ngậm kẹo bạc hà
Lá bạc hà có chứa nhiều tinh dầu giúp làm giãn cơ dạ dày, giảm co thắt dạ dày và nhu động ruột rất hiệu quả. Chính vì vậy, khi cha mẹ cho bé ngậm kẹo bạc hà, cảm giác buồn nôn sẽ từ từ dịu đi và mất dần.
Phòng ngừa lây lan bệnh
Nôn trớ và tiêu chảy có thể là dấu hiệu của bệnh lý truyền nhiễm nào đó, chính vì vậy cha mẹ nên có cách xử trí kịp thời để phòng tránh lây lan giữa các thành viên trong gia đình. Lúc này, việc vệ sinh tay chân bằng xà phòng thường xuyên và hạn chế sử dụng chung vật dụng cá nhân là cách phòng ngừa lây lan hiệu quả.
3Khi nào đưa trẻ nôn liên tục đến bác sĩ?
Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm đi kèm với tình trạng trẻ bị nôn liên tục. Khi xuất hiện một trong số những biểu hiện dưới đây, mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra:
- Bé nôn ra dịch mật xanh vàng hoặc máu.
- Tình trạng nôn liên tục kéo dài hơn 24 giờ.
- Nôn liên tục đi kèm triệu chứng bỏ ăn trong vài giờ.
- Nôn kèm theo đau bụng dữ dội.
- Có dấu hiệu mất nước nặng như khóc không ra nước mắt, không đi tiểu trong 6 giờ trở lên.
- Sốt cao hoặc sốt trong nhiều ngày.
- Tinh thần bé không minh mẫn, lờ đờ.
4Biện pháp phòng tránh nôn liên tục ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nôn liên tục ở bé, trong đó phổ biến nhất là ngộ độc thực phẩm, trúng gió, cảm lạnh,… Chình vì vậy, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để phòng tránh trẻ bị nôn liên tục:
- Ăn chín uống sôi, không cho bé ăn đồ tái, sống. Ngoài ra, hạn chế ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc thức ăn chế biến sẵn.
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt vào những thời điểm giao mùa hoặc mùa lạnh.
- Không nên tắm cho bé sau 8 giờ tối. Vào những ngày lạnh, tắm nhanh trong phòng kín gió, lau người thật khô, mặc đồ và ủ ấm cho bé.
- Vệ sinh tai mũi họng, rửa tay thường xuyên với dung dịch sát khuẩn để phòng tránh các bệnh lây nhiễm.
Biện pháp phòng tránh trẻ bị nôn liên tục
>>> Chi tiết tại:
https://embekhoc.com/nguyen-nhan-tre-bi-non-lien-tuc-ba-me-khong-duoc-lo-la/