Hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách

Đau họng, viêm lợi là tình trạng phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Súc miệng bằng nước muối có thể là một cách an toàn, hiệu quả và tiết kiệm để cải thiện các vấn đề liên quan tới răng miệng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.

1. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì?

hướng dẫn súc miệng bằng nước muối

Thành phần chính trong muối là NaCl, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bằng cách tăng áp suất thẩm thấu, hấp thu các phân tử nước làm cho vi khuẩn thiếu nước, không thể sinh sôi và phát triển. Chính vì lẽ đó, súc miệng nước muối đem lại tác dụng tốt cho sức khỏe răng miệng và là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng.

1.1. Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn

Khi  súc miệng bằng nước muối, các vi khuẩn trong miệng – nhân tố gây ra bệnh tật và viêm họng sẽ khó có cơ hội phát triển các bào tử phát triển và sinh sản. Lý do là bởi tác dụng kiềm hóa của nước muối, tăng độ pH trong miệng ngăn chặn quá trình sinh sôi của chúng.

1.2. Ngăn ngừa hôi miệng 

Súc miệng bằng nước muối là một giải pháp tự nhiên tuyệt vời để có một hơi thở thơm tho do nước muối có thể loại bỏ những mảng bám thức ăn còn sót lại trong khoang miệng, kẽ răng, và các loại vi khuẩn gây viêm nướu, sâu răng.

Xem thêm:   [REVIEW] Lotion tía tô của Nhật Bản có tốt không? Lotion tía tô Nhật Bản dùng cho da gì?

1.3. Rẻ và tiết kiệm

Súc miệng bằng nước muối là một trong những cách chăm sóc và giải quyết các vấn đề của răng miệng rẻ nhất mà bạn có thể biết. Từ ngăn ngừa hôi miệng, hạn chế vi khuẩn tới giúp các vết thương mau lành hơn chỉ bằng việc chăm chỉ súc miệng nước muối hàng ngày. Hơn thế, các sản phẩm nước muối súc miệng có thể dễ dàng mua ở bất kỳ tiệm thuốc nào với giá thành tương đối rẻ.

 

2. Súc miệng nước muối đúng cách, hiệu quả

hướng dẫn súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối đúng cách vô cùng đơn giản, hiệu quả thông qua hướng dẫn sau:

Chuẩn bị

  • 1 Cốc nước ấm (khoảng 40 độ C) khoảng 250ml
  • 1 thìa cà phê muối

Thực hiện

  • Hòa tan muối vào nước, khuấy cho đến khi tan hoàn toàn
  • Súc miệng lần 1 ít nhất 30 giây: Hớp nước một lượng vừa đủ trong miệng để súc miệng được dễ dàng. Súc đều để nước muối có thể tiếp cận đến tất cả các khu vực trong miệng, bao gồm những khu vực khó tiếp cận như kẽ răng, cổ họng…
  • Súc miệng lần 2 với thời gian ít nhất 60 giây: Mục đích là để nước muối có thời gian lâu hơn trong miệng để phát huy tác dụng diệt khuẩn.
  • Súc miệng lại bằng nước sạch để bỏ hết lượng muối còn lại trong miệng.
  • Súc miệng nước muối đúng cách và một vài lưu ý

 

Để gia tăng công dụng của nước muối, bạn hoàn toàn có thể cho thêm 1 số chất phụ gia vào dung dịch nước muối  như: nha đam (loại bỏ hôi miệng), baking soda (làm trắng răng) hoặc mật ong nếu bạn cảm thấy khó để súc miệng bằng nước muối;

  • Đảm bảo muối được hòa tan hoàn tan;
  • Điều chỉnh lượng muối phù hợp, không nên pha quá mặn;
  • Không uống nước muối súc miệng vẫn còn trong miệng.
Xem thêm:   Thử thai buổi tối có chính xác không? Cách dùng que thử thai đúng cách

3. Lưu ý về việc súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối tương đối an toàn với cả người lớn và trẻ em và không có các dụng phụ. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý thời điểm cho trẻ em súc miệng bằng nước muối. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất về việc súc miệng bằng nước muối cho trẻ em.

 

 4. FAQ về súc miệng nước muối

hướng dẫn súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối ngày mấy lần?

Theo tư vấn của chuyên gia nha khoa, bạn chỉ nên súc miệng nước muối khoảng 2 – 3 lần/ ngày sau mỗi bữa ăn. Số lần súc miệng là hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách. Ngay cả khi bị viêm họng hoặc mắc bất kỳ bệnh lý nào về hô hấp, bạn cũng không nên súc miệng bằng nước muối quá 4 lần.

Súc miệng listerine xong có cần súc lại bằng nước?

Súc miệng xong có cần súc lại bằng nước? Câu trả lời là Không cần súc miệng lại với nước nếu bạn súc miệng bằng listerine để đảm bảo phát huy tác dụng của nước Listerine.

Súc miệng trước hay sau đánh răng – nên như thế nào?

Bạn có thể lựa chọn súc miệng muối trước hoặc sau khi đánh răng. Tuy nhiên, nếu súc miệng trước khi đánh răng, hãy chờ 30 phút rồi mới tiến hành.

Tuy nhiên, không nên súc miệng nước muối quá nhiều lần trong ngày cũng như dùng nước muối quá mặn. Có thể gây ra tổn thương nướu và gây hại cho men răng.

Bảo vệ răng miệng cũng chính là bảo vệ tuyến phòng thủ đầu tiên trên đường di chuyển và tấn công của Covid. Hi vọng bài viết “Súc miệng bằng nước muối có tác dụng gì? Hướng dẫn súc miệng nước muối đúng cách” đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc răng miệng.