Một số bệnh dị ứng ở trẻ em thường gặp và cách chăm sóc an toàn

viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Dị ứng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng chúng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của các bé. Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý dị ứng ở trẻ em trong bài viết dưới đây!

1. Dị ứng ở trẻ em là gì?

Dị ứng là một bệnh lý về hệ miễn dịch của cơ thể. Dị ứng ở trẻ em có nhiều biểu hiện ngoài da như nổi mẩn đỏ, mề đay và tổn thương trực tiếp đến sức khỏe bé như gây sổ mũi, ảnh hưởng đến thận, khớp, hệ thống miễn dịch,…

2. Nguyên nhân trẻ bị dị ứng

Dị ứng ở trẻ em có thể được gây ra bởi dị nguyên có sẵn trong cơ thể, tuy nhiên tùy từng cơ địa mà bé sẽ chịu tác động từ dị nguyên hoặc không. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác dễ gây dị ứng cho bé bao gồm:

  • Dị ứng thời tiết hoặc bụi bẩn trong nhà, ô nhiễm bên ngoài. Bên cạnh đó, không khí có chứa lông các loại vật nuôi, động vật cũng có thể gây dị ứng cho bé.
  • Dị ứng khi tiếp xúc với các loại côn trùng gây mẩn đỏ, tổn thương da.
  • Dị ứng với một số loại thực phẩm như thịt bò, hải sản, trứng, sữa,…
  • Dị ứng khi tiếp xúc với các chất cao su, silicone,…
  • Dị ứng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
Dị ứng ở trẻ nhỏ có thể được gây ra bởi dị nguyên có sẵn trong cơ thể

Dị ứng ở trẻ nhỏ có thể được gây ra bởi dị nguyên có sẵn trong cơ thể

3. Triệu chứng dị ứng ở trẻ em

Thông thường, các biểu hiện của dị ứng ở trẻ em sẽ xuất hiện sau khi bé tiếp xúc với dị nguyên sau khoảng vài phút hoặc vài giờ. Cụ thể:

  • Đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc một số biểu hiện khác do ảnh hưởng của bệnh lý đến hệ tiêu hóa.
  • Xuất hiện những tổn thương ngoài da như nổi mẩn đỏ, ngứa trong miệng, xung quanh miệng hoặc toàn thân, môi và mắt bị sưng.
  • Ngứa mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi hoặc nước mắt.
  • Trong những trường hợp dị ứng nặng hơn còn có thể gây tình trạng co thắt phế quản, phù thanh môn, tụt huyết áp,… Đây là những biểu hiện nghiêm trọng, nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

4. Một số bệnh dị ứng ở trẻ em thường gặp

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ, với các vùng da đỏ trên mặt, cánh tay hoặc toàn thân cùng những mụn nước nhỏ li ti. Đây là căn bệnh có thể chữa trị và khắc phục bằng cách sử dụng kem dưỡng cho bé, thuốc bôi ngoài da, tuy nhiên lại rất dễ tái phát, ngay cả sau thời gian dài.

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa ở trẻ

Xem thêm:   Công dụng sữa Aptamil và cập nhật bảng giá sữa Aptamil

Hen phế quản

Hen phế quản là bệnh lý viêm đường thở mãn tính hoặc phản ứng quá mức với những tác nhân bên ngoài, có thể gây ra do hoạt động quá sức, tiếp xúc nhiều với khói bụi, phấn hóa,… Ngoài ra một số nguyên nhân như dị ứng thức ăn, nhiễm trùng hô hấp, viêm mũi dị ứng,… cũng có thể gây ra tình trạng này.

Bệnh lý hen phế quản gây viêm mãn tính đường thở của bé, dẫn đến một số biểu hiện như ho, khò khè, khó thở, đau ngực. Khi tình trạng này kéo dài, tái diễn nhiều lần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.

Viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng

Viêm mũi dị ứng thường không có biểu hiện quá nặng. Tuy nhiên, chúng thường dai dẳng, khó chữa trị, gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bé, khiến bé thường xuyên thở bằng miệng, ngủ không ngon giấc. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm gắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngạt mũi.

Viêm kết mạc dị ứng là bệnh lý tái diễn theo mùa hoặc có thể xảy ra quanh năm. Tuy không gây nguy hiểm nhưng chúng làm bé cảm thấy thường xuyên ngứa mắt, hay dụi mắt, chảy nước mắt, từ đó khiến tình trạng viêm kết mạc trở nên nặng hơn.

Viêm kết mạc dị ứng ở trẻ em

Viêm kết mạc dị ứng

Dị ứng thức ăn ở trẻ em

Dị ứng thức ăn thường gặp với một số loại thực phẩm như trứng, sữa bò, hải sản, lúa mì,… Triệu chứng thường gặp bao gồm ngứa, mẩn đỏ, phù lưỡi hoặc miệng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc nặng hơn là khó thở, tụt huyết áp.

Dị ứng thức ăn thường xảy ra sau vài phút hoặc vài giờ khi bé ăn một loại thực phẩm nào đó. Trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, cha mẹ ngay lập tức đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Mề đay cấp và mạn tính

Mề đay cấp và mạn tính là tình trạng xuất hiện mẩn đỏ xuất hiện trên da do bé tiếp xúc với những dị nguyên lạ. Mề đay cấp tính xuất hiện trong thời gian ngắn, trong khi mề đay mạn tính tái diễn đến trên 6 tuần. Trong trường hợp bệnh không tự khỏi mà kéo dài hoặc trở nặng, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để được điều trị dứt điểm.

5. Dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Dị ứng ở trẻ em là bệnh lý khá thường gặp và ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, những trường hợp dị ứng nghiêm trọng với thức ăn, thuốc kháng sinh, nọc độc côn trùng,… có thể gây sốc phản vệ, đe dọa trực tiếp đến tình mạng của bé. Sốc phản vệ được nhận biết với biểu hiện nổi mề đay, phát triển thành tổn thương tim mạch dẫn đến tử vong.

Xem thêm:   5 Cách kích thích bé hứng thú với việc ăn rau

Một số triệu chứng khi bé gặp dị ứng là phù thanh quản, đau, quặn bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Đây là những biểu hiện tự nhiên và sẽ tự biến mất sau vài giờ. Tuy nhiên, nếu bé được chẩn đoán mắc chứng dị ứng đe dọa tính mạng, việc mang theo ống tiêm tự động epinephrine là vô cùng cần thiết.

Dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không

Dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

6. Chăm sóc trẻ bị dị ứng

Dị ứng ở trẻ em tuy không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bé, nhưng nếu không được xử lý đúng cách cũng có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là những cách chăm sóc bé khi bị dị ứng ngay tại nhà:

  • Hạn chế để vật nuôi như chó, mèo tiếp xúc với bé hoặc vào trong phòng ngủ của bé.
  • Không nên sử dụng thảm trải sàn, tránh tích tụ bụi.
  • Không nên sử dụng màn hoặc rèm quá dày.
  • Dọn dẹp phòng bé thường xuyên. Trong quá trình dọn dẹp, không để bé ở trong phòng, tránh tiếp xúc với bụi bẩn.
  • Sử dụng các tấm phủ đặc biệt để bịt kín gối và nệm nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bé dị ứng với mạt bụi.
  • Để tránh trường hợp bé bị dị ứng với phấn hoa, đóng cửa sổ vào mùa phấn hoa đỉnh điểm.
  • Tắm hoặc vệ sinh sạch sẽ bằng dầu gội, sữa tắm cho bé sau khi ra ngoài.
  • Không nên để môi trường xung quanh bé bị ẩm ướt, nấm mốc.
  • Trường hợp bé dị ứng với thức ăn, mẹ cần tránh các loại thực phẩm có thành phần đó bằng cách kiểm tra kĩ bảng thành phần trước khi cho bé sử dụng.
Chảy nước mũi là một trong những biểu hiện của dị ứng ở trẻ em

Chảy nước mũi là một trong những biểu hiện của dị ứng ở trẻ em

7. Hạn chế tình trạng dị ứng ở trẻ em như thế nào?

Dị ứng là bệnh lý dai dẳng và gần như không có cách chữa khỏi. Cách tốt nhất để hạn chế và kiểm soát những triệu chứng dị ứng là tuyệt đối không tiếp xúc với chất gây dị ứng. Cha mẹ cần giáo dục về bệnh lý này và cách xử lý trong trường hợp không may xảy ra.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phổ biến với giáo viên hoặc người trực tiếp chăm sóc bé những thành phần có thể làm bé dị ứng. Trường hợp nặng hơn, mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc bao gồm histamin, thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi, hoặc tiêm phòng dị ứng nếu cần thiết.

Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.